Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

mua hộ phụ tùng xe máy từ Indonesia

1. Mã HS code phụ tùng ô tô

 

Để xác định mã HS code phụ tùng ô tô, cần tuân theo loại xe sử dụng hoặc những mã định danh dùng cho nhiều loại xe khác nhau.

Linh kiện hoặc phụ tùng theo nguyên tắc nếu có mã định danh thì áp theo mã định danh, nếu không có thì áp theo mã bộ phận.

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

Ví dụ:

  • Các sản phẩm bằng nhựa: 3926.30
  • Các sản phẩm bằng cao su: lốp, săm, ống dẫn, gioăng, ….. : 4011, 4012, 4013, 4016
  • Bộ phận của động cơ ô tô: thân động cơ, xi lanh, quy lát, chế hòa khí: 8409
  • Linh kiện bơm, quạt gió, máy nén khí: 8413,8414
  • Các linh kiện liên quan đến điện: 8511, 8544
  • Trục khủy, ổ bi, bánh răng: 8483
  • Đèn: 8512
  • Khung gầm có gắn động cơ: 8706
  • Các bộ phận khác: 8708

Với mục HS 8708: Bộ phận và phụ kiện của xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05, Thuộc chương 87 : Xe cộ từ thiết bị chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện và các bộ phận và phụ tùng của chúng bao gồm :

  • Thanh badoxoc
  • Bộ phận của thân xe: dây đai an toàn, cửa xe, chắn bùn, thanh chống capo
  • Phanh
  • Hộp số
  • Cầu chủ động, cầu bị động
  • Bánh xe
  • Giảm xóc
  • Vô lăng, bàn đạp, két nước, túi khí ….

Chú ý: Đối với mặt hàng khung xe :

  • Khung xe đã gắn động cơ có đầu mã HS: 8706
  • Khung xe chưa gắn động cơ có đầu mã HS: 870899
  • Khung gầm đã gắn với cabin sẽ phân loại vào các mục HS 8702/8703/8704 và không được phân loại vào các mục HS 8706 hoặc 8708

Mặt hàng hộp số và các bộ phận điều tốc, ly hợp phân loại vào mục HS 8708, không phân loại vào mục HS 8483

Tất cả các linh kiện, phụ kiện mà không thuộc các TH trên thì áp mã HS 87089999- Loại khác của loại khác.

2. Quy định và thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô

a. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT
  • Công văn số 6489/TCHQ-GSQL

b. Quy định về nhập khẩu phụ tùng ô tô

Theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT có danh mục các phụ tùng ô tô trong Phụ lục II phải chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường”

Chi tiết

TT Tên sản phẩm, hàng hóa Quy chuẩn/ tiêu chuẩn Mã số HS Văn bản Điều chỉnh
E Phụ tùng      
1. Khung xe mô tô, xe gắn máy QCVN 30:2010/BGTVT 8714.10.30 TT 36/2010/TT-BGTVT
2. Gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy QCVN 28:2010/BGTVT 7009.10.00 TT 36/2010/TT-BGTVT
3. Vành thép xe mô tô, xe gắn máy QCVN 44:2012/BGTVT 8714.10.50 TT 52/2012/TT-BGTVT
4. Vành hợp kim xe mô tô, xe gắn máy QCVN 46:2012/BGTVT 8714.10.50 TT 52/2012/TT-BGTVT
5. Ắc quy xe mô tô, xe gắn máy QCVN 47:2012/BGTVT 8507 TT 52/2012/TT-BGTVT
6. Lốp hơi xe mô tô, xe gắn máy QCVN 36:2010/BGTVT 4011.40.00 TT 39/2010/TT-BGTVT
7. Ắc quy xe đạp điện QCVN 76:2014/BGTVT 8507 TT 40/2014/TT-BGTVT
8. Ắc quy xe mô tô, xe gắn máy điện QCVN 91:2015/BGTVT 8507 TT 82/2015/TT-BGTVT
9. Đèn chiếu sáng phía trước xe cơ giới QCVN 35:2017/BGTVT 8512.20 TT 31/2017/TT-BGTVT
10. Gương chiếu hậu xe ô tô QCVN 33:2011/BGTVT 7009.10.00 TT 57/2011/TT-BGTVT
11. Kính an toàn xe ô tô QCVN 32:2017/BGTVT 70.07 TT 31/2017/TT-BGTVT
12. Lốp hơi xe ô tô QCVN 34:2017/BGTVT 4011.10.00; 4011.20 TT 31/2017/TT-BGTVT
13. Vật liệu nội thất xe ô tô QCVN 53:2013/BGTVT 8708.99.80 TT 40/2013/TT-BGTVT
14. Vành hợp kim xe ô tô QCVN 78:2014/BGTVT 8708.70 TT 25/2014/TT-BGTVT
15. Thùng nhiên liệu xe ô tô QCVN 52:2013/BGTVT 8708.99 TT 40/2013/TT-BGTVT
16. Động cơ xe mô tô, xe gắn máy QCVN 37:2010/BGTVT 84.07 TT 39/2010/TT-BGTVT
17. Động cơ xe mô tô, xe gắn máy điện QCVN 90:2015/BGTVT 85.01 TT 82/2015/TT-BGTVT
18. Động cơ sử dụng cho xe đạp điện QCVN 75:2014/BGTVT 85.01 TT 40/2014/TT-BGTVT

Thủ tục hải quan nhập khẩu phụ tùng ô tô

Đối với các mặt hàng không thuộc danh mục quản lý chất lượng của nhà nước, làm thủ tục thông quan như hàng hóa thông thường.

Với các mặt hàng nằm trong quy định của thông tư 41/2018/TT-BGTVT, khi làm thủ tục hải quan, ngoài các giấy tờ thông thường, cần nộp cho cơ quan hải quan Bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng.

Nhãn mác mặt hàng phụ tùng ô tô

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Thông thường, việc nhập khẩu một lô hàng gồm 07 giai đoạn: Trước khi ký hợp đồng, ký hợp đồng, thanh toán, giao hàng, thông quan, nhận hàng và sau khi thông quan. 

Chi phí và thời gian nhập khẩu phụ tùng ô tô

Chi phí nhập khẩu ở khâu vận chuyển, hải quan được cấu thành bởi hai yếu tố chính: Thuế và chi phí vận chuyển

Các loại thuế khi nhập khẩu phụ tùng ô tô: 

Khi nhập khẩu phụ tùng ô tô, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT

Thuế VAT của phụ tùng ô tô là 10%

Thuế suất thuế nhập khẩu tùy theo mã HS

Trong trường hợp phụ tùng ô tô được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu 

Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường chuyển phát nhanh. Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Để có tư vấn chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu, phương thức vận chuyển cũng như dự toán đầy đủ về chi phí cho cả lô hàng, hãy liên hệ ngay với bộ phận tư vấn khách hàng của chúng tôi! 

Rate this post