Chuyển Phát Nhanh

Thủ tục nhập khẩu động cơ điện

1. Mã HS code động cơ điện (HS code motor)

Để xác định chính xác mã HS code động cơ điện motor thì cần căn cứ vào công suất và cách hoạt động.

Mã HS code động cơ (HS code motor) doanh nghiệp có thể tham khảo nhóm 8407, 8408, 8412 hoặc 8501.

2. Dán nhãn năng lượng động cơ điện

Để thực hiện công bố dán nhãn năng lượng động cơ điện (motor) cần lưu ý các văn bản quy định sau:

  • Quyết định QĐ 04_2017_QĐ-Ttg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng chính (thay thế Quyết định 51/2011/TTg ngày 12/9/2011) phủ phê duyệt danh mục các mặt hàng phải kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo lộ trình
  • Công văn Cong-van-1786-TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu
  • Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng  đối với 1 số mặt hàng

Về cơ bản, doanh nghiệp cần nắm rõ các thủ tục như sau:

  • Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng tối thiểu
  • Đăng ký dán nhãn năng lượng motor (động cơ điện)

08 trường hợp không phải dán nhãn năng lượng motor

  1. Căn cứ theo công suất:

  • Motor có công suất dưới 0.75 KW (750W) không phải dán nhãn năng lượng
  • Motor có công suất trên 150KW không phải dán nhãn năng lượng
  • Các motor có công suất từ 0.75 KW đến 150 KW thuộc diện nghi ngờ, phải tham chiếu các thông số khác mới khẳng định được
  1. Căn cứ theo tần số:

  • Có 1 số loại Motor  đặc biệt, có tần số khác 50Hz hoặc 60Hz đều thuộc diện không phải dán nhãn năng lượng
  • Những motor có tần số đặc biệt thường là Spindle Motor
  1. Motor dùng điện 1 chiều không phải dán nhãn năng lượng :

  • Những motor được thiết kế chỉ dùng dòng điện 1 chiều thì không phải dán nhãn năng lượng
  • Trên nhãn kỹ thuật motor dùng điện 1 chiều sẽ thể hiện là DC Motor
  1. Không phải dán nhãn năng lượng đối với Motor đồng bộ

  • Những motor trên nhãn kỹ thuật thể hiện là Synchronous motor (động cơ đồng bộ) thì không phải dán nhãn năng lượng
  1. Căn cứ theo tốc độ quay, chế độ hoạt động

  • Những motor thay đổi tốc độ quay (hoạt động không liên tục) không thuộc diện phải dán nhãn năng lượng
  • Trên nhãn kỹ thuật thường thể hiện như sau: S2…X%, S3 ….Y%,….

 

  1. Căn cứ theo số cực:

  • Những motor đặc biệt có 8 cực trở lên được miễn dán nhãn năng lượng
  • Trên nhãn kỹ thuật sẽ thể hiện là 8P, 10P,… (P là viết tắt của từ Pole nghĩa là số cực)
  1. Căn cứ loại hình động cơ :

  • Động cơ gắn liền hộp số, trên nhãn kỹ thuật thể hiện là Gear Motor không thuộc diện phải dán nhãn năng lượng
  • Động cơ Servo (Servo motor) cũng là 1 loại động cơ không thể tháo rời hộp số để thử nghiệm nên không phải dán nhãn năng lượng
  1. Một số động cơ đặc biệt khác:

  • Động cơ có hộp số lắp liền (không thể tháo rời mà không bị hỏng động cơ);
  • Động cơ được chế tạo riêng để sử dụng với bộ biến đổi điện theo IEC 60034-25.
  • Động cơ được tích hợp hoàn toàn trong một máy (ví dụ máy bơm, quạt và máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với máy đó.
  • Động cơ được chế tạo riêng để vận hành trong môi trường có khí nổ theo IEC 60079-0.
  • Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (chế độ khởi động nặng nề, số lượng lớn các chu kỳ khởi động/dừng, quán tính của rôto rất nhỏ).
  • Động cơ được thiết kế riêng dùng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (ví dụ dòng khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp và/hoặc tần số).
  • Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc quy định trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1)).

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất

 

 

Rate this post
indochinapost