Nội Dung
Tiếp nối phần 1 chủ đề Giải Mã Vận Đơn Hàng Không, trong phần 2 này, Vĩnh Phúc Logistics sẽ giải thích các hạng mục còn lại trên vận đơn hàng cũng như diễn giải về nội dung mặt sau của chứng từ này. Các bạn hãy cùng Vĩnh Phúc Logistics tìm hiểu nhé.
(1) No.of pieces RCP: Số lượng kiện của lô hàng. Theo ví dụ của bài viết, lô hàng này đang vận chuyển 6 kiện vải từ sân bay Thâm Quyến về sân bay Tân Sơn Nhất
(2) Gross Weight (Trọng lượng thực tế): Là trọng lượng cân nặng thực tế bao gồm cả hàng hóa lẫn trọng lượng của bao bì. Trọng lượng thực tế được xác định bằng việc cân kiện hàng lên trên các thiết bị cân và được đưa về thống nhất đơn vị đó là Kilôgam (viết tắt là kg). Lô hàng trong ví dụ có trọng lượng thực tế là 68kgs
(3) Kg/Lb: Đơn vị trọng lượng của lô hàng. Trong ví dụ của bài viết, kilogram (kg) là đơn vị khối lượng thống nhất.
Thông thường các hãng hàng không sẽ công bố giá cước đối với từng khối lượng hàng. Mức khối lượng thường được các hãng áp dụng theo mức khối lượng như sau:
Ký hiệu : -45kg, +45kg, +100kg, +250kg, +500kg, +1000kg
(4) Chargeable weight: Trọng lượng tính cước. Trọng lượng tính cước được xác định bằng cách lấy số lớn hơn giữa Gross Weight và Volume Weight: trọng lượng theo kích thước các thùng hàng.
Công thức tính Volume Weight
Volume Weight = (DxRxC) x số kiện / 6000
Trong đó:
D: Chiều dài của kiện hàng (cm)
R: Chiều rộng của kiện hàng (cm)
C: Chiều cao của kiện hàng (cm)
Trong vận chuyển hàng không có hai loại trượng lượng được so sánh để áp cho việc tính cước vận chuyển đó là tổng trọng lượng thực (gross weight) và trọng lượng quy đổi theo thể tích (Chargeable weight or Volumetric weight). Lý do cho việc áp dụng cách quy đổi này là do việc có những kiện hàng có trọng lượng nhỏ nhưng kích thước lại lớn dẫn đến việc chiếm một không gian vận tải lớn vì thế các hãng hàng không đã thống nhất một cách tính trọng lượng trong vận tải hàng không, để thống nhất được áp biểu cước vận chuyển, đảm bảo công bằng cho mọi chủ hàng.
(5) Total: Tổng số kiên/ tổng trọng lượng / tổng tiền cước
(6) Nature and Quantity of Goods (incl. Dimension or Volume): Đây là hạng mục thể hiện tên hàng hoá, kích thước và thể tích hàng (cbm)
(7) Prepaid/Weight Charge/Collect: Đây là hạng mục thể hiện trách nhiệm trả cước và khối lượng hàng hóa tính cước (Weight Charge). Vận đơn hàng không thường sẽ thể hiện “As Arranged” với ý nghĩa “Như đã thoả thuận” vào phần này.
(8) Total other Charge Due Carrier: Tổng các chi phí khác cần trả cho hãng vận chuyển. Tương tự như mục 7, vận đơn hàng không thường sẽ thể hiện “As Arranged” với ý nghĩa “Như đã thoả thuận” vào phần này.
(9) Executed on (Date) + (10) at Place: Ngày khởi hành bay và nơi phát hành vận đơn. Cụ thể trong ví dụ này:
Dưới đây là minh hoạ tình trạng lô hàng qua website UPS Air Cargo. Thao tác kiểm tra thực hiện theo các bước:
Kết quả tình hình của lô hàng sẽ được hiện ra trên website UPS. Ta có thể tìm được các thông tin như:
Mặt sau AWB giải thích rõ hơn về các điều kiện, quy định, trách nhiệm của các bên khi thực hiện vận tải hàng hóa bao gồm:
– Trách nhiệm của các bên liên quan (cơ sở, giới hạn trách nhiệm)
– Điều kiện hợp đồng
– Các định nghĩa, luật áp dụng
– Thời hạn khiếu nại, giải quyết sự vụ
Các nội dung liên quan đến quy định này dựa trên các công ước quốc tế về Hàng không như: Những quy định này thường phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về hàng không như Vacsava 1929, Nghị định thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal, …
Tham khảo mặt sau vận đơn hàng không qua link sau: https://bom.so/76kjeu
<Xem thêm>
https://indochinapost.com/thuc-pham-kho-cho-du-hoc-sinh-chau-au-sach-vo-hai-san-kho/