Thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ lao động

Thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ

Các mặt hàng nhập khẩu phải làm đăng ký kiểm tra chất lượng

Theo thông tư 22/2018/TT-BLDTBXH, một số sản phẩm nhập khẩu phải làm đăng ký kiểm tra chất lượng.
1. Thang máy và bộ phận an toàn thang máy.
2. Thang cuốn, băng tải chở người và các bộ phận an toàn.
3. Mũ an toàn công nghiệp.
4. Kính chống bức xạ hồng ngoại, bức xạ, tia rơn-ghen, phóng xạ, kính hàn, mặt nạ hàn.
5. Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi – lọc khí độc.
6. Găng tay bảo hộ lao động chống đâm thủng, cứa rách, chống cháy, cách điện, chống hóa chất.
7. Giày chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất, ủng cách điện.
8. Dây đai an toàn và hệ thống chống rơi ngã cá nhân.
..

Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng

Theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP thì bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng bao gồm:

1. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.

2. Hợp đồng.

3. Hóa đơn.

4. Vận đơn.

5. Chứng nhận chất lượng (CQ)

6. Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)

7. Hồ sơ kỹ thuật (đối với thiết bị máy móc)

8. Test report.

9. Packing list.

10. Giấy chứng nhận hợp quy

11. Các chứng từ khác

Lưu ý: HS code giày bảo hộ 64034000, thuế nhập khẩu ưu đãi 30%, VAT 10%.

Quy trình thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ, đồ bảo hộ lao động:

* Doanh nghiệp nhập hàng về cảng.

* Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, sau đó nộp cho cơ quan Hải quan để giải phóng hàng tại cảng

* Doanh nghiệp nhận giấy thông báo kiểm tra chất lượng đạt + giấy chứng nhận HỢP QUY để thông quan hàng.

Vậy doanh nghiệp có thể tự tin khi tìm hiểu:

  • Thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ
  • Thủ tục nhập khẩu găng tay bảo hộ
  • Thủ tục nhập khẩu mặt nạ bảo hộ
  • Thủ tục nhập khẩu mũ an toàn công nghiệp

Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu giày hộ lao động và các mặt hàng khác xin liên hệ với chúng tôi sớm nhất để được tư vấn.

Rate this post